19/Mar2021

Cấu hình máy chấm công kết nối lấy dữ liệu qua mạng Internet

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT KẾT NỐI MÁY CHẤM CÔNG TỪ XA QUA INTERNET

Bạn là chủ một doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp của bạn có xưởng sản xuất ở các tỉnh hoặc có nhiều chuỗi cửa hàng, nhà hàng ở khắp các nơi. Quy mô nhân viên của doanh nghiệp bạn khá lớn. Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp của bạn là làm thế nào để có thể quản lý nhân viên của mình từ xa. Giải pháp đặt ra lắp đặt hệ thống máy chấm công. Để kiểm soát cửa ra vào kiểm soát giờ làm việc của nhân viên. Vậy khi lắp đặt máy chấm công rồi, bạn có thể kiểm soát thời gian ra vào của nhân viên được hay không? Hãy cùng Khangnguyenco.vn tìm hiểu các phương pháp kết nối máy chấm công qua mạng internet dưới đây nhé.

I. Có thể cài đặt máy chấm công qua mạng internet được không?

Đây là một câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đưa ra. Vì thế để có thể kiểm soát được nhân viên từ xa điều đầu tiên cần có là phải có hệ thống máy chấm công bằng vân tay hoặc bằng thẻ từ. Câu trả lời là doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết nối máy chấm công qua internet từ xa hoặc kết nối máy chấm công qua wifi vô cùng đơn giản dễ dàng. Bởi vì trong thời đại số, công nghệ 5.0 lên ngôi như hiện nay.

Hầu hết các loại thiết bị thông minh đều có hỗ trợ tính năng điều khiển từ xa qua mạng internet, máy chấm công cũng là một thiết bị trong các số đó. Nhưng không phải loại máy chấm công nào cũng có khả năng kết nối được với Internet.

Những loại máy chấm công có thể kết nối Internet sẽ có riêng một địa chỉ DNS (địa chỉ miền). Vì vậy, kết nối máy chấm công qua tên miền. Qua đó máy sẽ được truyền dữ liệu từ bộ phận chi nhánh đến trụ sở chính. Đồng thời giúp tổng hợp kết quả chấm công một cách chi tiết. Cộng thêm, sẽ có một phần mềm giúp người dùng có thể quản lí và giám sát chấm công một cách dễ dàng và giúp tiết kiệm thời gian.

1. Yêu cầu đặt ra để có thể kết nối máy chấm công qua mạng internet là gì?

Yêu cầu đầu tiên đó chính là phải có máy chấm công Ronanld Jack RJ800. Máy chấm công Vân tay Ronald Jack RJ800 đáp ứng nhu cầu chấm công bằng vân tay/thẻ từ cho doanh nghiệp đa chi nhánh, kết nối lấy dữ liệu qua mạng internet. Đọc thêm chi tiết sản phẩm tại đây.

Doanh nghiệp đó phải có kết nối internet

Máy được trang bị cấu hình và có khả năng lấy các thông tin dữ liệu từ xa

Phải có phần mềm chấm công như là: Ronald jack, wise eye, Wise Eye 2010, Wise Eye Web On 79, Wise Eye V5, wise on wise eye v6, Wise Eye on 39.

Xây dựng mô hình kết nối máy chấm công qua internet.

2. Lợi ích của việc quản lý chấm công nhân viên bằng dấu vân tay qua mạng internet.

- Tiết kiệm chi phí quản lý cho doanh nghiệp

- Quản lý thời gian làm việc của cán bộ công ty dễ dàng và nhanh chóng.

– An toàn, hiệu quả, chính xác, khách quan, công bằng.

– Nâng cao ý thức người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.

3. Mô tả nguyên lý hệ thống

– Hệ thống chấm công cho công ty có nhiều chi nhánh cũng như doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng bán lẻ gồm có: mỗi địa điểm cần được trang bị 01 máy chấm công vân tay, 01 đường truyền mạng Internet. Phần mềm chấm công được cài đặt lên máy tính ở trung tâm điều hành. Ở văn phòng trung tâm phải trang bị 1 IP tĩnh hoặc mua tên miền DNS.

Máy chấm công vân tay Ronald Jack RJ800: Đây là thiết bị chấm công dùng để ghi nhận thời gian đến làm việc và thời gian về của nhân viên. Nhân viên tại mỗi địa điểm được đăng ký dấu vân tay lên máy chấm công, tự chấm công cho chính bản thân mình mỗi khi đi làm. Không ai giúp ai được trong vấn đề chấm công.

– IP tĩnh hoặc Tên miền DNS : dùng để cập nhật IP WAN văn phòng của nhà mạng thường xuyên thay đổi . Nếu IP WAN của nhà cung cấp mạng Internet là địa chỉ IP tĩnh thì không cần tới tên miền DNS. Lưu ý giải pháp này chỉ dùng 1 ip tĩnh hoặc 1 tên miền dùng cho tất cả các chi nhánh.

- Phần mềm chấm công

+) Các thông tin chấm công vân tay được truyền về phần mềm chấm công một cách tự động nhanh nhất, ở đây hệ thống sẽ xử lý các thông tin theo yêu cầu của người sử dụng ngay từ đầu và đưa ra các kết quả theo yêu cầu của người sử dụng như các báo cáo, các tiện ích….

+)Các chức năng chính của phần mềm:

Quản lý quyền sử dụng như thêm, sửa , xóa…

Phần mềm động tải vân tay và giờ chấm công

Quản lý các thông tin cơ bản nhân sự

Quản lý ca làm việc của công ty

Quản lý thời gian làm việc của nhân viên

Quản lý thời gian ra ngoài, nghỉ phép của nhân viên

Chuyển nhân viên từ cửa hàng nay sang cửa hàng khác

Các dạng báo cáo:

Báo cáo số lượng nhân viên đi làm trong ngày

Báo cáo thời gian vào ra chi tiết của từng nhân viên

Báo cáo thời gian đi muộn về sơm của nhân viên

Báo cáo ngày nghĩ phép của nhân viên

Báo cáo tổng hợp tháng

Các báo cáo khác:

Báo cáo tăng ca….

II) Các bước kết nối máy chấm công qua internet 

Nhằm hỗ trợ khách hàng và các đại lý có thể thực hiện kỹ thuật lắp đặt máy chấm công một cách thành thạo.
Phòng kỹ thuật Công ty Khang Nguyên - MÁY CHẤM CÔNG KHANG NGUYÊN HÀ NỘI xin chia sẻ ngay cách lắp máy chấm công. Quý vị cùng theo dõi.
Có một cách đơn giản mà bạn có thể tự kết nối máy chấm công qua internet. Và cài đặt máy chấm công qua mạng internet, kết nối máy chấm công qua tên miền theo các bước sau

Bước 1: Đăng tí tài khoản trên hệ thống

Các bạn vào trang chủ của miền tại địa chỉ http://www.dyndns.com/. Sau đó tiến hành đăng kí tài khoản. Sau khi đã có được tài khoản thì điền đầy đủ thông tin IP trong mục Auto Detect IP. IP ở đây chính là IP của máy tính được cài đặt riêng có phần mềm lấy dữ liệu từ máy chấm công.

Bước 2: Cài đặt IP cho máy chấm công

Hoàn thành các thủ tục cài đặt IP cho máy chấm công. Sau đó chọn máy chấm công của bạn và Click mục è “Thiết lập liên kết”. Tại đây bạn cần cài đặt địa chỉ “gateway” địa chỉ “mạng Lan”. Và điền tên miền DND trong mục è “Lấy dữ liệu từ xa”. Tiếp tục cung cấp thông tin địa chỉ tên miền máy chủ. Cho đến khi máy báo đã cài đặt thành công. Sau khi kết nối máy chấm công qua Internet xong thì toàn bộ các dữ liệu chi nhánh. Sẽ tự động được cập nhật vào máy tính chủ ( dữ liệu chấm công).

Note: Bước này có thể hỗ trợ với loại máy chấm công có tên miền. Những loại máy không có tên miền thì bạn phải cài đặt thủ công

Cách kết nối máy chấm công từ xa qua mạng internet

Bước 1: Bạn truy cập vào model wifi bằng địa chỉ 192.168.1.1 với tài khoản cài đặt sẵn. Hoặc đăng nhập với tài khoản bạn đã chỉnh sửa lại thông tin..

Bước 2: Truy cập tới chức năng của mode bởi mỗi loại mode có 1 giao diện khác nhau. Nhưng đa số các model đều cài đặt theo cách dưới đây.

Bước 3: Vào phần Advanced Setup è Vào phần Virtual server. Phần này cho phép add các server để data ( tương ứng với từng Port).

Vd: Nếu add server 192.168.1.24 vào modem. Thì tương ứng với port là 4370, tất cả các gói data đến có port 4370 đều sẽ được gửi đến server 192.168.1.24.

Lưu ý: Có một số modem yêu cầu tạo Client trước khi add server

Vd: muốn add virtual server 192.168.1.24 thì phải tạo 1 LAN client có cùng địa chỉ IP trước.Add virtual server vào modem Máy chấm công sẽ đóng vai trò là Virtual Server, với thông số sau:

▪ IP: tùy người dung qui định, vd 192.168.1.201

▪ Destination port: 4370

▪ Protocol: TCP/UDP, nếu không có thì chọn UDP

▪ External port và destination port: để như nhau với giá trị là 4370. Trường hợp tại chi nhánh có nhiều máy chấm công. Để external port có giá trị khác nhau thì bạn sẽ chọn port từ 4370, 4371, 4732, v.v…Nhưng destination port vẫn là 4370 sau đó “Save and restart “ vào Management

▪ Chọn “Save and Reboot“ Set up trên máy chấm công “Gateway: 192.168.1.1”

▪ Subnet mask: 255.255.255.0

▪ Config nâng cao: Trong mạng có nhiều máy chấm công: Vào modem add các virtual server như sau.

Địa chỉ IP Destination port External port

Máy 1 192.168.1.201 4370

Như vậy là Khang Nguyên đã vừa hướng dẫn bạn chi tiết cách kết nối máy chấm công qua internet và wifi. Nó không khó như bạn nghĩ đâu, hãy thử đi bạn sẽ làm được thôi. Chúc bạn thành công!