Nguyên nhân đầu in máy in mã vạch bị xước
Đầu in của máy in mã vạch bị xước
Đầu in mã vạch do sử dụng với năng suất cao và ở môi trường khắc nghiệt hoặc do nhiều yếu tố mà chúng có thể bị xước, hư hỏng, do đó đa số nhà phân phối đều áp dụng chế độ bảo hành kỹ thuật đối với đầu in chứ không áp dụng chế độ bảo hành trầy xước đối với nó.
Đầu in mã vạch được làm thành từ hàng ngàn phần tử hay còn gọi là DPI (dot per inch), còn có thể hiểu là một điểm in trên một inch bề mặt cần in, những điểm (dot) này phát ra nhiệt đốt nóng mực in mã vạch và thấm vào giấy decal bên dưới.
Đầu in được chia ra làm 3 loại dựa theo DPI đó là 203dpi, 300dpi và 600dpi. Ở các môi trường bình thường như cửa hàng, văn phòng thường sử dụng đầu in 203 và 300dpi, còn với những cơ sở cần tem nhãn in với độ chính xác cao, in tem nhãn nhỏ, hay mã vạch 2D, mã vạch in trên chất liệu đặc biệt hay được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt … thì đầu in với độ phân giải lên tới 400 – 600 dpi sẽ được sử dụng.
Đầu in bị hư hỏng khi những con tụ, những điểm đốt nhỏ bị chết, không thể dẫn nhiệt, hay những điểm đốt đó bị xước giống như tấm gương bị xước, bị bay mất lớp phủ bên ngoài.
Đầu in mã vạch bị xước là gì?
Đầu in mã vạch bị xước là tình trạng bề mặt của đầu in (bộ phận quan trọng nhất của máy in mã vạch, nơi chứa các điểm đốt nhiệt để tạo hình ảnh mã vạch) bị trầy xước, hư hỏng hoặc các điểm đốt nóng trên đầu in đã ngừng hoạt động và không thực hiện chức năng đốt nhiệt được nữa.
Dấu hiệu nhận biết đầu in mã vạch bị xước
Để nhận biết đầu in mã vạch đã bị xước, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau trên các tem nhãn vừa được in ra:
Mã vạch in ra bị mờ, không đều:
Các điểm đốt nhiệt không hoạt động hoặc đốt nhiệt không đều nên mã vạch in ra bị mờ, nhòe và thiếu sự sắc nét.
GS1 US: “Trong một báo cáo năm 2020, GS1 US ước tính rằng 20% mã vạch không thể quét được là do chất lượng in kém, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến đầu in bị hỏng hoặc bẩn.”
Hình ảnh bản in hiển thị khi đầu in mã vạch bị xước:
Xuất hiện các vệt trắng trên mã vạch:
Vết xước trên bề mặt đầu in sẽ tạo ra những khoảng trống không tiếp xúc được với bề mặt giấy in. Do vậy nên mới có sự xuất hiện của các vệt trắng, đứt đoạn trên mã vạch, tem nhãn được in ra. Hầu hết các vệt trắng này đều xuất hiện ở cùng một vị trí trên các con tem.
Các vệt trắng này sẽ làm gián đoạn cấu trúc mã vạch, ảnh hưởng đến khả năng đọc và nhận dạng của thiết bị quét mã vạch.
Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15416, mã vạch có vệt trắng chiếm hơn 10% chiều rộng sẽ không đạt chuẩn chất lượng.
Vậy đâu sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị xước đầu in?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu in mã vạch bị xước trong quá trình sử dụng, như: Chất lượng giấy, mực in kém; Vệ sinh đầu in sai cách; Không vệ sinh đầu in thường xuyên; Môi trường sử dụng máy có nhiều bụi bẩn; Đầu in hoặc máy bị va chạm vật lý; Tuổi thọ đầu in đã hết.
- Đầu in có cặn gồm mực in, bụi trên đầu in, trên nhãn. hay trên trục lăn.
- Trục áp lực ghì nặng quá mức xuống đầu in làm cho các phần tử gia nhiệt phân tán không đúng làm hỏng các phần tử đầu in.
- Ngắt kết nối cáp đầu in với máy in......
- Bụi bẩn hoặc các chất bẩn khác có thể tiếp xúc với đầu in trong khi đưa vật liệu in qua đầu in. Vật liệu in chất lượng kém có các hạt mài mòn bám vào bề mặt của nó, tiếp xúc với đầu in. Làm lớp sơn phủ trên bề mặt đầu in bị bào mòn gây ra hở mạch.
- Các vật sắc nhọn hoặc cứng tiếp xúc với đường đốt hoặc lớp sơn bảo vệ làm bể hoặc bong tróc đầu in. Tuổi thọ đầu in đã hết. Và còn những nguyên nhân chủ quan khác nữa.
Cách khắc phục đầu in mã vạch bị xước
Chỉ có 1 cách duy nhất để khắc phục đầu in mã vạch bị xước là thay đầu in mới. Hoặc nếu chi phí cho việc thay đầu in quá cao bạn có thể cân nhắc đầu tư máy in mã vạch mới để tối ưu ngân sách cho ứng dụng về lâu dài hơn. Tuy nhiên, trước hết bạn cần kiểm tra xem đầu in mã vạch có thật sự xước hay chỉ đang bị bẩn (điểm đốt nóng bị che khuất) bằng cách thực hiện vệ sinh đầu in. Vệ sinh đầu in là bước đầu tiên cần thực hiện khi phát hiện đầu in bị xước. Bạn cần vệ sinh đầu in bằng cách sử dụng cồn và bông gòn y tế.
Có 7 bước chính để thực hiện quy trình vệ sinh đầu in, đó là:
Bước 1: Trước tiên cần phải tắt nguồn máy in. Sau đó là mở nắp máy và mở cụm đầu in.
Bước 2: Tháo hết giấy, mực in có trong máy và để ở nơi không có bụi bẩn.
Bước 3: Bắt đầu làm sạch bề mặt đầu in mã vạch.
Bước 4: Kế đến là làm sạch trục lăn roller.
Bước 5: Tiếp tục vệ sinh thêm các bộ phận khác bên trong lẫn bên ngoài máy.
Bước 6: Lắp lại giấy mực in.
Bước 7: Cuối cùng là đóng cụm đầu in và nắp máy. Rồi bật nguồn và in kiểm tra để xem chất lượng tem nhãn.
Lưu ý: luôn luôn dùng ruy băng ribbon mực in mã vạch rộng hơn khổ decal 1 chút (khổ ribbon chuẩn 110mmx300m) nhằm phủ kín đầu in tránh mòn không đều.
Trên đây là những điều cần biết để bảo quản đầu in trong quá trình sử dụng máy in mã vạch. Khang Nguyên chuyên phân phối các loại máy in mã vạch chính hãng, giá thành hợp lý và bền bỉ theo thời gian. Quý khách cần mua máy in mã vạch chính hãng hoặc thay thế đầu in mã vạch Godex G500 chính hãng vui lòng liên hệ Hotline 0915.116.858 để nhận được tư vấn, báo giá tốt nhất!